ETA Là Gì? Phân Biệt Giữa ETD Và ETA Trong Ngành Logistics

ETA là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng nhiều trong lĩnh vực logistics – vận chuyển hàng hóa quốc tế. Từ xuất hiện trong những chứng từ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đường bộ và cả đường biển. Vậy cụ thể ETA là gì? Cách phân biệt giữa ETD và ETA trong logistics như thế nào? Nội dung dưới đây của Võ Minh Thiên sẽ giúp bạn trả lời rõ ràng câu hỏi này và cung cấp những thông tin khác liên quan đến ETA.

ETA là gì trong vận tải?

ETA là gì trong vận tải?

ETA là từ viết tắt của Estimated Time of Arrival và được hiểu là thời gian dự kiến hàng đến cảng. Các phương tiện vận chuyển hàng được tính là tàu, xe container, máy bay… Việc ước tính thời gian đến được cung cấp cho khách hàng để họ tính toán về thời gian cập cảng. Từ đó, chủ hàng có thể chủ động có kế hoạch để thực hiện những thủ tục nhận hàng cần thiết.

Việc tính toán thời gian ETA được xác định dựa trên thời gian khởi hành dự kiến, điều kiện của tuyến đường như gió bão, tốc độ di chuyển của phương tiện… và đặc biệt là điều khoản giao hàng. Các điều khoản được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Giao nhanh (quick)
  • Chuyển ngay lập tức (immediately)
  • Giao sớm nhất có thể (as soon as possible)
  • Giao gấp (prompt)

Vì ETA mang tính ước lượng, kế hoạch nên thường có sự sai lệch so với thời gian hàng đến thực tế. Do đó, chủ hàng phải thường xuyên cập nhật trạng thái, vị trí đơn hàng để có kế hoạch giao nhận kịp thời, đúng lúc.

Định nghĩa ETD trong vận tải là gì?

Định nghĩa ETD trong vận tải là gì?

Khi hỏi đến thuật ngữ ETA là gì thì một thuật ngữ khác cũng được nhắc đến trong thời gian giao hàng là ETD. ETD là viết tắt của Estimated Time of Departure và được hiểu là thời gian khởi hành dự kiến. Thông tin này được biểu diễn bằng chi tiết ngày và giờ phương tiện tàu biển, máy bay dự kiến khởi hành. Đồng thời, những dữ liệu được ước tính luôn xuất hiện trên Booking – thỏa thuận lưu khoang của hãng vận chuyển.

Khi được đặt trong trường hợp giao hàng ở chặng cuối, ETD là thời gian giao hàng dự kiến. Mốc thời gian này được tính kể từ khi bắt đầu giao hàng đến cho người nhận tại điểm cuối của chuỗi cung ứng. 

Lưu ý, thời gian khởi hành dự kiến ETD cũng là thời gian mang tính ước lượng, không chắc chắn. Thông tin hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên thực tế. Thời gian khởi hành thực tế khác với dự kiến là thường xuyên xảy ta. Việc lịch trình bị thay đổi sẽ được hãng cập nhật chi tiết đến người nhận. 

Vai trò chính của ETA và ETD trong ngành vận tải

Vai trò chính của ETA và ETD trong ngành vận tải

Vai trò của ETD và ETA là gì? Hai thuật ngữ đều đề cập đến yếu tố thời gian di chuyển của hàng hóa và mang tính ước lượng. Dù vậy, thông tin dự kiến và thực tế thường không có sự chênh lệch quá nhiều. Do vậy, người nhận hàng hoàn toàn có thể căn cứ vào điều dự kiến để lên kế hoạch chi tiết. Dưới đây là những vai trò của ETA và ETD trong ngành logistics:

Quản lý thời gian của hàng hóa

Vai trò chính của ETA và ETD là quản lý thời gian được vận chuyển của hàng hóa. Những thông tin này đảm bảo hàng đến với người nhận đúng hạn, đúng địa điểm và dễ dàng nắm bắt được tình trạng vận chuyển thực tế. 

ETA và ETD đều là thời gian mang tính ước lượng nhưng đa số không có khác biệt quá lớn so với thực tế. Chính vì vậy, người nhận có thể căn cứ vào thời gian này để lựa chọn phương tiện phù hợp, lên kế hoạch nhận hàng, hoàn tất thủ tục hải quan. Đồng thời, bạn cũng có thể đặt hàng ở thời gian phù hợp để tránh được tình trạng hàng ùn ứ, tắc nghẽn vào thời gian cao điểm.

Cung cấp thông tin trong quá trình đặt hàng và sản xuất 

Cung cấp thông tin trong quá trình đặt hàng và sản xuất

Vai trò quan trọng trong quá trình này của ETD và ETA là gì? Chính là giúp bạn dự đoán được thời gian hàng hóa di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lên được kế hoạch mua hàng, nhập hàng sao cho phù hợp với thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. Những tình trạng như hết nguyên liệu sản xuất, hết hàng trong kho, thiếu hàng ở một số công đoạn… sẽ được hạn chế tối đa.

Giúp quản lý chuỗi cung ứng 

Cung cấp thông tin về ETA và ETD có tính chính xác cao giúp các bên liên quan lập được kế hoạch chuyển và nhận hàng chính xác. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng phối hợp nhịp nhàng để hàng hóa được luân chuyển liên tục từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng cuối cùng. 

Quản lý các rủi ro trong quá trình vận chuyển 

Quản lý các rủi ro trong quá trình vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển hàng từ quốc gia này đến quốc gia khác, những rủi ro như trễ giờ khởi hành, mất hàng, hàng thất lạc, hàng chậm trễ do mưa bão, thay đổi hành trình vận chuyển, bất ổn chính trị… thường xuyên xảy ra. Việc xác định ETA và ETD trong logistics giúp các bên nhanh chóng nhận biết được những điều bất thường và đưa ra biện pháp ứng phó, xử lý phù hợp nhất. Để có thể hiểu rõ hơn về các quá trình vận chuyển, bạn có thể tham khảo thêm bài viết vận chuyển hàng Trung Quốc của chúng tôi để biết thêm chi tiết các quy trình cũng như dịch vụ vận chuyển. 

Điểm giống và khác nhau trong logistics của ETD và ETA là gì? 

Điểm giống và khác nhau trong logistics của ETD và ETA là gì?

ETA và ETD trong vận chuyển hàng hóa có những điểm giống và khác nhau. Xét ở khía cạnh giống nhau gồm:

  • ETA và ETD đều xác định thời gian dự kiến nên nhiều khi không chính xác so với thời gian thực tế. 
  • Cả hai thông tin này đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi một số yếu tố như phương tiện vận chuyển hàng, khối lượng và kích thước đơn, thuộc tính của hàng hóa như dễ hỏng hay có thời gian bảo quản lâu dài, điều kiện thời tiết như mưa bão, tình hình chính trị, xã hội của các quốc gia khác trên con đường vận chuyển…
  • Hai thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn với ATD và ATA tức thời gian thực tế. 

Khía cạnh khác nhau của thuật ngữ được thể hiện ở các điểm sau:

Tiêu chí

ETA

ETD

Tên đầy đủ

Estimated Time of Arrival

EstimatedTime of Departure 

Ý nghĩa

Xác định thời gian hàng hay phương tiện đến cảng đích

Xác định thời gian hàng hay phương tiện bắt đầu khởi hành từ cảng đi

Một số thuật ngữ liên quan trong vận chuyển hàng hóa

Bên cạnh hai khái niệm ETA là gì và ETD là gì, thì trong logistics còn rất nhiều thuật ngữ quan trọng khác và được sử dụng thường xuyên. Dưới đây là bảng tổng hợp các thuật ngữ để bạn tham khảo.

Thuật ngữ

Ý nghĩa

Freight forwarder

Hãng giao nhận vận tải

Consolidator

Bên gom hàng LCL

Freight

Cước

Ocean Freight (O/F)

Cước biển

Air freight

Cước hàng không

Local charges

Phí địa phương

Delivery order

Lệnh giao hàng

Terminal handling charge (THC)

Phí làm hàng tại cảng

Handling fee

Phí làm hàng

Seal

Chì

Documentation fee

Phí làm chứng từ 

Place of receipt

Địa điểm nhận hàng để chở

Place of Delivery

Nơi giao hàng cuối cùng

Port of Loading/Airport of loading

Cảng/sân bay đóng hàng

Port of Discharge/Airport of discharge

Cảng/sân bay dỡ hàng

Port of transit

Cảng chuyển tải

Shipper

Người gửi hàng

Consignee

Người nhận hàng

Notify party

Bên nhận thông báo

Quantity of packages

Số lượng kiện hàng

Measurement

Đơn vị đo lường

As carrier

Người chuyên chở

Shipmaster/Captain

Thuyền trưởng

Liner

Tàu chợ

Voyage

Tàu chuyến

Ship rail

Lan can tàu

Back date BL

Vận đơn ký lùi ngày

Means of conveyance

Phương tiện vận tải

Place and date of issue

Ngày và nơi phát hành

Bearer BL

Vận đơn vô danh

Unclean BL

Vận đơn không hoàn hảo

Clean BL

(vận đơn hoàn hảo)

Laytime

Thời gian dỡ hàng

Payload = net weight

Trọng lượng hàng đóng (ruột)

On deck

Trên boong, lên boong tàu

Through BL

Vận đơn chở suốt

Port-port

Giao từ cảng đến cảng

Stowage

Xếp hàng

Trimming

San, cào hàng

Crane/tackle

Cần cẩu

On board notations (OBN)

Ghi chú lên tàu

Said to contain (STC)

Kê khai gồm có

Hub

bến trung chuyển

Intermodal

Vận tải kết hợp

Trailer

Xe mooc

Clean

Hoàn hảo

Dimension

Kích thước

Tonnage

Dung tích của một tàu

Deadweight– DWT

Trọng tải tàu

Slot

chỗ (trên tàu) còn hay không

Railway

Vận tải đường sắt

Pipelines

Đường ống

Labor fee

Phí nhân công

Estimated schedule

Lịch trình dự kiến của tàu

Ship flag

Cờ tàu

Free in (FI)

Miễn xếp

Free out (FO)

Miễn dỡ

Laycan

Thời gian tàu đến cảng

Full vessel’s capacity

Đóng đầy tàu

Order party

Bên ra lệnh

Marks and number

Kí hiệu và số

DC- dried container

Container hàng khô

Weather working day

Ngày làm việc thời tiết tốt

Security charge

Phí an ninh (thường hàng air)

Said to weight

Trọng lượng khai báo

Said to contain

Được nói là gồm có

Transhipment

Chuyển tải

Consignment

Lô hàng

Partial shipment

Giao hàng từng phần

Airway

Đường hàng không

Seaway

Đường biển

Road

Vận tải đường bộ

Endorsement

Ký hậu

To order

Giao hàng theo lệnh…

FCL (Full container load)

Hàng nguyên container

FTL (Full truck load)

Hàng giao nguyên xe tải

LTL (Less than truck load)

Hàng lẻ không đầy xe tải

LCL (Less than container load)

Hàng lẻ

Metric ton (MT)

Mét tấn = 1000 k gs

CY (Container Yard)

Bãi container

Freight prepaid

Cước phí trả trước

Freight as arranged

Cước phí theo thỏa thuận

Gross weight

Trọng lượng tổng ca bi

Lashing

Chằng, buộc

Volume

Khối lượng hàng book

Shipping marks

Ký mã hiệu

Open-top container (OT)

Container mở nóc

Trucking

Phí vận tải nội địa

Inland haulage charge (IHC)

Vận chuyển nội địa

Lift On-Lift Off (LO-LO)

Phí nâng hạ

Forklift

Xe nâng

Closing time/Cut-off time

Giờ cắt máng

Estimated to Departure (ETD)

Thời gian dự kiến tàu chạy

Estimated to arrival (ETA)

Thời gian dự kiến tàu đến

Roll

Nhỡ tàu

Delay

Trì trệ, chậm so với lịch tàu

Shipment terms

Điều khoản giao hàng

General purpose container (GP)

Container bách hóa (thường)

High cube (HC = HQ)

Container cao (40’HC)

Tare weight

Trọng lượng vỏ Container

Dangerous goods note

Ghi chú hàng nguy hiểm

Tank container

Container bồn đóng chất lỏng

Container

Thùng chứa hàng

Cost

Chi phí

Risk

Rủi ro

Freighter

Máy bay chở hàng

Express airplane

Máy bay chuyển phát nhanh

Seaport

Cảng biển

Airport

Sân bay

Handle

Làm hàng

Negotiable

Chuyển nhượng được

Non-negotiable

Không chuyển nhượng được

Straight BL

Vận đơn đích danh

Free time

Thời gian miễn phí lưu bãi

CCL (Container Cleaning Fee)

Phí vệ sinh công-te-nơ

WRS (War Risk Surcharge)

Phụ phí chiến tranh

Master Bill of Lading (MBL)

Vận đơn chủ (từ Lines)

Xem thêm: LCL là gì? FCL là gì? So sánh hai loại hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc

Bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về ETA là gì? ETD là gì? Vai trò và so sánh chi tiết giữa ETA và ETD. Hai thuật ngữ này đều được dùng phổ biến trong vận tải quốc tế và trong nước. Do đó, bạn cần nắm chắc để có thể hiểu, sử dụng hiệu quả nhất. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật những thuật ngữ chuyên ngành khác liên quan đến vận chuyển hàng hóa cũng như nhập khẩu chính ngạch hàng hóa nhé.

Thông tin liên hệ