D/O là gì? Phí D/O là gì trong xuất nhập khẩu

D/O là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và giao thương quốc tế. Phí D/O hay lệnh D/O xuất hiện nhiều khi các đơn vị lựa chọn phương thức vận tải đường biển. Vậy phí D/O là gì, các tính và cách phát hành lệnh như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của công ty Võ Minh Thiên để bạn hiểu rõ hơn về D/O.

D/O là gì? Phí D/O là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

D/O là từ viết tắt của cụm Delivery Order và tiếng Việt nghĩa là lệnh giao hàng. Đây là một chứng từ được sử dụng trong hoạt động vận tải quốc tế. Hãng vận tải hoặc forwarder là đơn vị phát hành chứng từ này cho chủ hàng hoặc shipper.

Chứng từ được dùng để đưa lên cơ quan kiểm tra hàng hóa trước khi lấy hàng ra khỏi container, bãi hàng… Do vậy, bạn có thể hiểu rằng D/O là lệnh của người giữ hàng chỉ thị cho người mua để lấy hàng.

Phí D/O là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Quy định, cách tính và thông tin cần biết về phụ phí D/O

Lệnh giao hàng D/O có hai loại và được phân chia theo đơn vị phát hành. Tuy nhiên, phí của chứng từ, nội dung và quy trình để lấy lệnh ở mỗi loại lại tương tự nhau. Dưới đây là những chia sẻ của Võ Minh Thiên về phụ phí D/O.

Các loại phí D/O thông dụng nhất hiện nay

Hãng tàu vận chuyển và Forwarder là hai đơn vị được phép phát hành lệnh giao hàng D/O hiện nay. Dưới đây là những điều bạn cần biết về D/O được phát hành bởi từng bên.

Các loại phí D/O thông dụng

Phí D/O do Forwarder phát hành

D/O do Forwarder phát hành là lệnh do các đơn vị, đại lý vận chuyển cấp cho bên nhận hàng. Lệnh cũng yêu cầu bên giữ hàng phải giao cho người nhận. Forwarder phát hành D/O nhưng không phải bên phát hành bill thì người nhận chắc chắn sẽ không thể lấy được hàng hóa.

Muốn đưa được hàng ra khỏi bãi hàng hay container thì bạn phải xuất trình được nhiều giấy tờ, trong đó có lệnh D/O. Khi bạn làm việc với các Forwarder để nhận đơn thì phải đóng phí D/O theo yêu cầu của họ. Bạn chỉ cần đóng một lần và nộp trực tiếp cho Forwarder đó.

Phí D/O do các hãng tàu phát hành

Lệnh D/O được phát hành bởi hãng tàu có yêu cầu rõ rằng người giữ hàng bàn giao đơn cho người nhận. Trên thực tế, hãng sẽ yêu cầu Forwarder giao hàng và các đơn vị phải đến người nhận.

Điều kiện để người mua được nhận hàng là Forwarder phải có được lệnh giao hàng từ hãng tàu. Sau đó, đơn vị Forwarder chuyển cả D/O kèm bill gốc của hãng tàu cho bên mua hàng. Đối với loại phí này, bạn chỉ cần đóng một lần và đóng cho hãng tàu mà bạn đã làm việc trực tiếp.

Lệnh giao hàng D/O cần có khi nào?

Thời điểm nhận được lệnh giao hàng D/O

Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu chở hàng hóa cập cảng nhận. Bạn có thể yêu cầu phiếu này trước, sau hoặc song song khi thực hiện các thủ tục hải quan vì chứng từ không cần có khi thực hiện quy trình khai báo. Thời gian lấy lệnh D/O đối với từng lô hàng như sau:

  • Với hàng nguyên container FCL, lệnh có thể được lấy sau khi tàu vào cảng khai thác tối thiểu 8 – 12 giờ.
  • Với hàng lẻ LCL thì thời gian tối thiểu là khoảng 2 ngày để đưa hàng về kho. Nguyên nhân vì kho hàng cần thực hiện một số hoạt động như kéo container từ cảng về kho và dỡ hàng xếp vào nơi lưu trữ.

╰┈➤ Xem thêm:

Nội dung cần có trên lệnh D/O là gì?

Nội dung thường có trên lệnh D/O là gì?

Lệnh giao hàng D/O là giấy tờ bắt buộc phải có khi người nhận muốn lấy hàng hóa. Chính vì vậy, nội dung trên phiếu phải có nội dung đầy đủ và chính xác. Những thông tin thường thấy trên tờ lệnh này bao gồm:

  • Tên hãng tàu vận chuyển và hành trình di chuyển của phương tiện.
  • Tên người hay đơn vị nhận hàng (mua hàng).
  • Cảng POD thực hiện hoạt động dỡ hàng hóa.
  • Mã ký hiệu của đơn hàng xuất nhập khẩu (Code goods)
  • Thông tin về hàng hóa như thể tích hàng, khối lượng, số lượng kiện hàng…

Lệnh D/O thường được phát thành 3 bản với nội dung giống nhau. Khi người mua đi lấy hàng tại bãi thì không chỉ cần tờ chứng từ này mà còn cần những tài liệu khác như:

  • Giấy tờ tùy thân của người nhận hàng ghi trên D/O: căn cước công dân, CMT hoặc chứng từ khác có chức năng tương tự và được chấp nhận.
  • Giấy giới thiệu.
  • Thông báo lô hàng, đơn hàng đã đến cảng.
  • Bản sao vận đơn gốc có chữ ký hoặc thêm đóng dấu của ngân hàng nếu doanh nghiệp sử dụng thư tín dụng L/C để thanh toán đơn.

Chia sẻ quy trình lấy lệnh giao hàng D/O

Quy trình các bước lấy lệnh giao hàng D/O là gì?

Quy trình phổ biến nhất để lấy được lệnh giao hàng D/O là gì? Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây:

Bước 1: Lệnh D/O do hãng tàu hoặc Forwarder cấp cho người mua để nhận hàng. Trước đó, bạn sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu thông qua Forwarder.

Bước 2: Trong trường hợp lệnh nối, sau khi người mua nhận được B/L và Arrival Notice, người mua sẽ đến hãng tàu hay đại lý để lấy lệnh.

Trong trường hợp hợp phương thức thanh toán của hợp đồng bằng thư tín dụng L/C, khi tới hãng tàu để nhận lệnh D/O, những giấy tờ cần thiết là đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của doanh nghiệp. Trường hợp người mua đến lấy lệnh tại đại lý thì chỉ cần giấy giới thiệu. Khi có (Arrival Notice) thì người mua sẽ nhận được lệnh giao hàng.

Phí phát hành lệnh D/O là bao nhiêu?

Lệnh D/O là giấy tờ được phát hành ở đầu nhập khẩu. Điều này có nghĩa người mua sẽ nhận được chứng từ từ hãng tàu để đưa được hàng về kho nhà. Phí để thực hiện phát hành lệnh hiện dao động trong khoảng $30 – $40 tùy theo từng hãng tàu.

Khoản phí này sẽ được thông báo cùng với các loại phí LCC khác ở tại cảng nhận hàng. Người mua hay chủ hàng cần phải thanh toán khoản phí này mới có được lệnh và được phép đưa hàng ra khỏi kho bãi.

Những điều cần lưu ý về khoản phí và lệnh giao hàng D/O

Lưu ý về khoản phí và lệnh giao hàng D/O

Một vài chú ý bạn cần biết về lệnh D/O để thuận tiện trong việc lấy và thanh toán:

  • Lệnh D/O được phát hành bởi Forwarder thì người mua cũng lấy được hàng ra khỏi bãi. Tuy nhiên, Forwarder này phải ở cương vị là đại lý của hãng tàu vận chuyển.
  • Khi cần lệnh nối của Feeder để lấy được hàng: đây là trường hợp hàng hóa vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển hàng hóa. Lúc này, người mua cần lệnh nối của feeder để đưa được hàng ra khỏi bãi. Lệnh nối chỉ cần ở dạng bản sao và người mua phải yêu cầu Forwarder cung cấp cho mình.
  • Thời gian để lấy lệnh giao hàng của Forwarder hay hãng tàu đều như nhau. Điểm bạn cần chú ý là phân loại hàng là nguyên container hay hàng lẻ để căn thời gian phù hợp.

LIÊN HỆ NGAY VỚI VÕ MINH THIÊN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC GIÁ RẺ!

★★★★★★★★★★★

Dịch vụ hỗ trợ đặt hàng Trung Quốc

Công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế Võ Minh Thiên đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về lệnh giao hàng D/O là gì? Chi phí và cách lấy được lệnh giao hàng để đưa hàng về kho. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực mua và nhận vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn những vấn đề liên quan đến xuất – nhập đa quốc gia. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt tìm kiếm đơn hàng, báo giá và mua hàng uy tín. Kết nối với Võ Minh Thiên ngay hôm nay để nhập hàng Trung Quốc giá gốc, an toàn và nhanh chóng.